Một số cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà

Hiện tượng đi tiểu đau rát ở nữ giới Nước tiểu đục là biểu hiện bệnh gì? Đâu là nguyên nhân và cách chữa ra sao?

Viêm đường tiết niệu hay viêm đường tiểu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh gây tác động không nhỏ đến sức khỏe, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống của đối tượng.

Vì vậy, việc thăm khám và điều trị bệnh sao cho hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm và chia sẻ. Theo đó, với một số cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản sau đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để quý bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

Nhận biết tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu

Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo là 4 cơ quan tạo thành hệ tiết niệu trong cơ thể. Khi vi sinh vật có hại xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào nói trên thì đều gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trong hầu hết các ca bệnh, tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang. Mặc dù hiếm gặp hơn, nhưng tình trạng nhiễm trùng ở thận và niệu quản được xem là rất nguy hiểm. Theo đó, chúng ta cần chủ động thăm khám, chẩn đoán sớm khi nhận thấy có triệu chứng lâm sàng của bệnh.

1. Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Việc phát hiện và khám chữa kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục, không để lại di chứng, ngăn ngừa tai biến và hạn chế tái phát. Đối tượng khi bị viêm, nhiễm trùng đường tiểu sẽ có những dấu hiệu đặc trưng, như:

Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu; đi tiểu nhiều lần; nước tiểu đục, nặng mùi và đôi khi có lẫn máu; Đau cơ xương và vùng bụng dưới; cơ thể mệt mỏi; buồn nôn và nôn; có thể bị sốt và ớn lạnh.

Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh còn có thể khác nhau ở từng ca bệnh. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính (nữ hay bị đau ở vùng chậu và nam hay bị đau ở trực tràng), tình trạng sức khỏe và cơ quan bị nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu

Về cơ bản, đa số các ca bệnh là do vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) có trong hệ tiêu hóa gây ra, chủ yếu là ở bàng quang của đối tượng. Ngoài ra, chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây nhiễm trùng ở niệu đạo.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể do: Lối sống tình dục tự do, có nhiều bạn tình, tình dục không an toàn; thói quen vệ sinh cá nhân, vùng kín không đúng cách; mắc bệnh sỏi thận, tiểu đường; lạm dụng các phương pháp tránh thai; phụ nữ tuổi mãn kinh; tác dụng phụ của thuốc điều trị; hoặc đang áp dụng hóa trị, xạ trị trong chữa bệnh ung thư…

3. Đánh giá nguy cơ và tỷ lệ bệnh ở nữ giới và nam giới

Theo Y văn, đường tiết niệu của nữ có cấu tạo sinh học ngắn hơn so với nam giới nên thường mắc bệnh cao hơn, trên 50%, với tỷ lệ tái phát từ 20 – 30%. Đặc biệt, những người đã lập gia đình có khả năng sẽ bị viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Rủi ro bị nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ bầu sẽ thấp hơn so với người nữ không mang thai rất nhiều lần. Tuy nhiên, các chuyên gia lại đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này khi chị em mang thai, vì nó có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé.

Do đó, bác sĩ phụ khoa thường quan tâm đến việc có mặt của vi khuẩn trong nước tiểu của thai phụ, ngay cả khi họ không có dấu hiệu bệnh. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra, bác sĩ sẽ kê toa và chỉ định mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để kiểm soát, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lây lan.

Những cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà

Để việc phòng tránh và điều trị viêm tiết niệu nhanh đạt hiệu quả, người bệnh cần chú ý tự chăm sóc, nghỉ ngơi, dùng thuốc đúng chỉ định và uống đủ lượng nước hàng ngày (trên 2.5 lít/ngày).

Ngoài ra, với tình trạng viêm nhiễm nhẹ, chúng ta có thể áp dụng những cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà sau đây.

1. Chữa bằng Tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên. Vì trong Tỏi có chứa chất kháng viêm, kháng nấm rất hiệu quả nên chúng ta có thể dùng Tỏi để chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà.

Cách sử dụng như sau: Ăn sống 3 – 4 tép/ngày, liên tục từ 4 – 5 ngày. Để việc chữa trị bệnh phát huy công dụng cao nhất, chúng ta nên thái Tỏi thành lát mỏng và để ngoài không khí khoảng 15 phút trước khi ăn. Điều này sẽ giúp các kháng sinh có trong Tỏi kết hợp với khí Oxy, tạo thành chất có khả năng chống ung thư.

2. Chữa bằng Nha Đam

Thành phần tự nhiên của Nha Đam (Lô Hội) có tính kháng viêm, sát khuẩn và gây tê rất tốt. Vì vậy, việc sử dụng Nha Đam cũng là một trong những cách chữa viêm đường tiểu đơn giản tại nhà hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Cách sử dụng như sau: Uống nước Nha Đam 2 lần/ngày, duy trì đều đặn để có kết quả. Cần lưu ý, khi sử dụng Nha Đam, chúng ta chỉ nên lấy lớp thịt bên trong; không dùng lớp vỏ ngoài và lớp những vì nó chứa độc tố.

Phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi không nên áp dụng điều trị viêm đường tiết niệu theo cách này. Bên cạnh đó, người đang sử dụng các loại thuốc nhuận tràng cũng không nên uống nước Nha Đam để tránh làm gan bị tổn thương.

3. Chữa bằng Giấm Táo

Các khoáng chất trong Giấm Táo có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng viêm nhiễm rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cũng có thể sử dụng Giấm Táo để chữa viêm đường tiết niệu tại nhà.

Cách sử dụng như sau: Trộn 2 muỗng Mật Ong với 1 muỗng Giấm Táo, sau đó pha hỗn hợp này với nước sôi để nguội và uống. Uống trực tiếp mỗi ngày trong một thời gian dài để có hiệu quả.

4. Chữa bằng rau Mã Đề

Rau (cây) Mã Đề là một vị thuốc nam quen thuộc, có công dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rau Mã Đề có vị ngọt, tính hàn, thanh nhiệt, làm mát và không chứa độc tố nên cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách sử dụng như sau: Kim Tiền 30gr; Mã Đề 20gr; Rễ cỏ Tranh 20gr đem sắc lấy nước uống. Uống liên tục khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Chữa bằng rau Mùi Tây

Rau Mùi Tây cũng là một lựa chọn thích hợp cho người bệnh trong việc chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà. Được biết trong rau Mùi Tây có chứa nhiều hợp chất lợi tiểu, hỗ trợ hệ bài tiết làm sạch và đào thải độc hiệu quả thông qua đường nước tiểu.

Bên cạnh đó, hàm lượng Omega-3, Omega-6, các Vitamin và khoáng chất cao có trong rau Mùi Tây còn giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Cách sử dụng như sau: Lấy vài lá rau Mùi Tây, rửa sạch và đem đun sôi với nước. Để nước nguội, chắt lấy nước uống và uống bỏ bã; uống hàng ngày để có hiệu quả. Tuy nhiên, bài thuốc này không phù hợp với người bị viêm loét dạ dày, hãy cân nhắc và tham khảo thêm những cách chữa trị khác.

6. Chữa bằng rau Diếp Cá

Rau Diếp Cá có tình hàn và vị hơi tanh, các dưỡng chất trong rau Diếp Cá có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bí tiểu, u nhọt, viêm bàng quang…Theo đó, chúng ta cũng có thể sử dụng rau Diếp Cá để chữa viêm đường tiết niệu đơn giản và hiệu quả tại nhà.

Cách sử dụng như sau: Chúng ta có thể ăn sống hoặc xay lấy nước để uống. Nếu không chịu được mùi tanh, có thể phơi khô hoặc sao khô và sắc lấy nước uống hàng ngày. Rau Diếp Cá được dùng tươi hay khô đều có hiệu quả như nhau, giúp loại bỏ tối đa các loại vi nấm, tạp khuẩn gây viêm đường tiểu.

## Kết luận…

Trên đây là một vài cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà, hiệu quả cho những đối tượng mới bị bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn cũng như phòng tránh các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín.

Hiện nay, Phòng khám TTYT Hà Đô (Số.35B, Đ.3/2, P.11, Q.10, Sài Gòn) đã và đang cung cấp các gói khám, sàng lọc các bệnh lý về đường tiết niệu chính xác và hiệu quả.

Đây là một trong những địa chỉ chuyên khoa điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức và các tỉnh lân cận. Với hình thức làm việc suốt tuần, từ 8h00 – 20h00, thứ hai – chủ nhật, cả ngày Lễ và ngày Nghỉ; cùng dịch vụ Đặt Hẹn Online giúp quý khách hàng dễ dàng và chủ động hơn trong việc thăm khám.

Hệ thống máy móc hiện đại, phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh tiên tiến (Chụp MRI, chụp CT, siêu âm, nội soi…) và đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ sức khỏe tại đây.

Những chị em đang mang thai, việc thăm khám và xét nghiệm định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường ở đường tiểu. Từ đó, có giải pháp chữa trị hiệu quả và triệt để.

Mọi chi tiết cần tư vấn hay đặt hẹn trước, Quý khách vui lòng liên hệ với Hà Đô theo 3 cách:

Cách 1.Gọi điện thoại đến đường dây nóng(028) 3832 9966 076 301 3666.

Cách 2. Trò chuyện trực tiếp cùng bác sĩ phòng khám – Số.35B, Đ.3/2, P.11, Q.10.HCM

Cách 3. Nếu không tiện, hãy để lại số điện thoại tại KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi lại ngay.

popup-chat2

Tư vấn

Gọi điện

Đặt hẹn