Đau bụng dưới khi mang thai sẽ có nguyên nhân và biểu hiện gì?

Tình trạng quan hệ xong bị đau bụng dưới ở nữ giới Tìm hiểu về những cách chữa đau bụng dưới sau khi quan hệ

Các cơn đau bụng dưới xảy ra ở phụ nữ là một triệu chứng thường gặp. Chính vì vậy, nhiều chị em thường có chung thắc mắc rằng: Đau bụng dưới khi mang thai sẽ có nguyên nhân và biểu hiện gì? Bởi lẽ đau bụng dưới cũng là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa khác. Bài viết sau sẽ giúp các bạn phân biệt các cơn đau bụng dưới khi mang thai và đau bụng kinh cùng một số trường hợp khác.

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai là gì?

Hầu hết các cơn đau bụng dưới khi mang thai là bình thường, vì khi mang thai, các cơ quan trong cơ thể của thai phụ liên tục giãn nở.

Tử cung mở rộng dần, dây chằng bị kéo giãn sẽ dẫn tới những cơn đau không mong muốn.

Đôi khi đau bụng dưới khi mang thai lại là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều (mặc dù trường hợp này hiếm gặp).

1. Nhận biết đau bụng dưới do mang thai

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không:

Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.

Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.

Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở để được xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác.

2. Nguyên nhân gây đau bụng dưới do mang thai

Táo bón và giãn dây chằng là một số thủ phạm phổ biến gây nên cơn đau bụng lành tính trong thai kỳ. Nếu cơn đau kéo dài liên tục, hoặc nếu thai phụ có các triệu chứng như chảy máu hoặc chuột rút mạnh, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay lập tức.

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai:

Phôi thai làm tổ trong tử cung

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, trứng được thụ tinh sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau râm ran phía bụng dưới.

Quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung và làm tổ.

Tử cung lớn dần gây đau bụng dưới khi mang thai

Khi tử cung của thai phụ phát triển, nó cũng sẽ gây ra một vài xáo trộn trong cơ thể, có thể dẫn đến buồn nôn, cảm giác đầy hơi, hoặc trướng bụng.

Giải pháp là gì? Ăn nhiều bữa và chia nhỏ lượng thức ăn hơn, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi, và thường xuyên đi tiểu để giảm áp lực lên bàng quang.

Đau do giãn dây chằng

Các dây chằng (hai dây chằng lớn) nối phần phía trước tử cung và háng sẽ bị giãn ra khi tử cung lớn dần trong thai kỳ.

Thai phụ cảm thấy khó chịu phía bụng dưới là do tử cung lớn dần chèn ép bàng quang; sự khó chịu càng tăng khi thai phụ thay đổi tư thế hay mệt mỏi.

Hiện tượng này thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và sẽ tự khỏi, nhưng nếu thai phụ cảm thấy khó chịu nhiều thì cần phải đi khám bác sĩ, các bác sĩ có thể kê thuốc Acetaminophen.

Do táo bón và đầy hơi

Thật không may, táo bón và đầy hơi thường là một phần không thể thiếu của thai kỳ. Progesterone, loại Hormone tăng lên trong thời kỳ mang thai, làm việc tiêu hóa thực phẩm chậm hơn.

Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng đau tức tại bụng dưới ở thai phụ. Để chống táo bón, hãy uống nhiều nước và ăn các thức ăn giàu chất xơ.

Nếu phương pháp trên không thể làm giảm các triệu chứng, các bác sĩ sản phụ khoa sẽ khuyến cáo thai phụ sử dụng chất làm mềm phân hoặc thuốc bổ sung chất xơ.

Các cơn gò sinh lý Braxton Hicks

Các cơn gò sinh lý Braxton Hicks hoàn toàn khác với cơn đau chuyển dạ. Chúng gây nhiều phiền nhiễu, nhưng hoàn toàn lành tính.

Cách phân biệt các cơn gò này với cơn đau chuyển dạ là gì? Các cơn đau chuyển dạ có xu hướng liên tục và thường xuyên hơn. Nếu thai phụ vẫn có thể tiếp tục một cuộc trò chuyện, xem truyền hình, hoặc đọc sách, thì các cơn co thắt này không phải là cơn đau chuyển dạ.

Việc mất nước có thể kích thích các cơn co thắt Braxton Hicks, vì vậy mẹ bầu hãy uống nhiều nước.

Nếu các cơn co thắt vẫn diễn ra mà thai phụ không chắc chắn liệu chúng là cơn gò Braxton Hicks hay đau chuyển dạ, hãy đi khám bác sĩ.

Đau bụng dưới khi mang thai sẽ là dấu hiệu nguy hiểm nếu thai phụ có hiện tượng: Chảy máu, đau dữ dội, sốt và rối loạn thị giác.

Đó có thể là biểu hiện của một số trường hợp cấp cứu trong thai kỳ:

Mang thai ngoài tử cung; Bị sảy thai; Sinh non; Bong nhau thai non;

Tiền sản giật; Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hãy gọi bác sĩ! Khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau

  • Đau bụng có hoặc không kèm theo chảy máu trước 12 tuần;
  • Chảy máu hoặc chuột rút mạnh;
  • Có hơn bốn cơn co thắt trong vòng một hoặc hai giờ;
  • Đau bụng nghiêm trọng;
  • Rối loạn thị giác;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Phù tay, chân hoặc mặt nghiêm trọng;
  • Tiểu đau, tiểu khó, hoặc lẫn máu trong nước tiểu.

3. Làm thế nào để giảm các cơn đau bụng dưới do mang thai?

Để hạn chế tình trạng khó chịu này, mẹ bầu nên áp dụng các cách sau đây:

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để giảm cơn đau;
  • Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Vận động thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau;
  • Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát;
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu;
  • Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi;
  • Không đứng quá lâu, cố gắng ngủ nhiều;
  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước;

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Đau bụng do kinh nguyệt

Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới có phải mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm 1 số triệu chứng đau bụng dưới khác. Điển hình là đau bụng khi đến kỳ kinh.

1. Nhận biết đau bụng do kinh nguyệt

Triệu chứng của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:

Các cơn đau diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại khu vực bụng dưới. Cơn đau sẽ diễn ra trước từ 1 – 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kỳ. 03 ngày sau đó các cơn đau sẽ giảm dần.

Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn,…

Thêm vào đó, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới hay bụng dưới trong khoảng 1 – 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.

2. Nguyên nhân gây đau bụng

Trong chu kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp nhằm thải ra ngoài chất đệm lót ở tử cung.

Hormone Prostaglandin gây nên những cơn co thắt cơ ở tử cung khiến chị em phụ nữ bị đau bụng khi đến kỳ kinh.

Ngoài ra, đau bụng kinh còn do cơ thể bị bệnh lý phụ khoa u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu,…

3. Làm thế nào để đánh bay các cơn đau bụng do kinh nguyệt?

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp làm giảm các cơn đau.

Ngâm mình trong nước nóng hoặc đặt miếng dán nhiệt và túi nước ấm lên vùng bụng dưới giúp giảm đau.

Sử dụng nhiệt để giảm đau bụng kinh sẽ không lo có tác dụng phụ.

Bổ sung thêm thực phẩm có vitamin E, B1, B6; Axit béo Omega 3 và Magie giúp xoa dịu các cơn đau bụng.

Không sử dụng rượu và thuốc lá vì chất kích thích sẽ làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh.

Giữ đầu óc, tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

Đối với trường hợp đau bụng kinh nặng do các bệnh lý gây ra thì chị em phụ nữ sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu cần.

Một số trường hợp đau bụng dưới do mắc các bệnh lý phụ khoa

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau phần bụng dưới, tuy nhiên chị em cần phân biệt và nhận biết được những nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý nguy hiểm để có cách điều trị.

1. Ruột bị kích thích

Đây là dấu hiệu của bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những người bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm khu vực bụng dưới.

2. Sỏi thận

Khi bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ bụng dưới xương sườn.

Sau thời gian dài, sỏi thận chi chuyền đến niệu quản sẽ khiến bệnh nhân đau bụng lâm râm khu vực dưới rốn.

Nếu triệu chứng này không giảm và kèm theo các dấu hiệu như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến ngay các cơ sở để được điều trị bệnh.

3. Nhiễm trùng đường tiểu

Người bệnh nhiễm trùng đường tiểu sẽ bị đau lâm râm vị trí bụng dưới và mắc tiểu liên tục.

Khi đi vệ sinh thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu bệnh để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. U xơ tử cung

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và các cơn đau tức khu vực bụng dưới.

Đây là loại u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau của tử cung.

Nếu không kịp thời điều trị u xơ sẽ gây tác động xấu đến bệnh nhân và thậm chí sẽ chuyển sang u xơ ác tính.

5. Lạc nội mạc tử cung

Ở một số người có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung.

Nó sẽ phát triển ở vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và ruột,…

Quá trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới và đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.

6. Đau do sa tạng

Ở những phụ nữ tuổi cao sẽ có hiện tượng sa tạng và gây đau bụng dưới, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất trong có thể có bàng quang và tử cung.

Đây không phải là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, thấy khó chịu vị trí háng hoặc thắt lưng.

7. Các bệnh lây lan qua đường tình dục

Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới, vùng chậu là biểu hiện của các bệnh lây qua quan hệ tình dục đa số là mắc Chlamydia và bệnh Lậu.

Đây là 2 nhiễm khuẩn gây đau vị trí vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra bất thường,…

Có thể thấy rằng, đau bụng dưới là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh. Vì vậy để biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không cần quan sát kỹ các triệu chứng cảnh báo. Tốt nhất là đến ngay với các cơ sở để được khám chữa trị kịp thời.

Với những thông tin chia sẻ trên đây về hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai sẽ có nguyên nhân và biểu hiện gì? Mong rằng đã giúp các thai phụ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Mọi chi tiết cần tư vấn hay đặt hẹn trước, Quý khách vui lòng liên hệ với Hà Đô theo 3 cách:

Cách 1.Gọi điện thoại đến đường dây nóng(028) 3832 9966 076 301 3666.

Cách 2. Trò chuyện trực tiếp cùng bác sĩ phòng khám – Số.35B, Đ.3/2, P.11, Q.10.HCM

Cách 3. Nếu không tiện, hãy để lại số điện thoại tại KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi lại ngay.

popup-chat2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn

Gọi điện

Đặt hẹn

broad perspectives general reviews on gummies for ed blue gummies cbd for erectile dysfunction a colorful solution to a common issue the comprehensive guide to cbd gummies for ed benefits and insights the comprehensive guide to cbd gummies for ed benefits and insights unveiling the potential of amazons cbd gummies for erectile dysfunction treatment the bulls eye el toro gummies innovative formula for ed decoding the hype shark tank blue gummies for ed explored the natural edge nature boost gummies unique formula for ed natures boost cbd gummies for ed a natural boost for male sexual health a comprehensive approach using cbd gummies for ed treatment ed gummies video reviews understanding their impact and effectiveness