Đường tiết niệu là cơ quan nội tại trong cơ thể có trách nhiệm, lọc máu, loại bỏ các chất độc hại, hình thành và bài tiết nước tiểu ra ngoài thông qua quá trình chuyển hóa. Khi tình trạng đường tiết niệu bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ gây ra những biểu hiện khó chịu, biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng máu. Chủ động tìm hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh viêm đường tiết niệu là cách tốt nhất trong chế độ chăm sóc, phòng tránh hiệu quả căn bệnh này ở cả nam và nữ.
Vậy chúng ta có biết bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Cấu tạo của hệ tiết niệu, bao gồm: 2 quả Thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, chức năng của Thận là thanh lọc máu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu, các chất điện giải và các sản phẩm chuyển hóa đạm để hình thành nước tiểu.
Thông qua các ống lọc của Thận, nước tiểu dần cô đặc và theo niệu quản đến dự trữ tại bàng quang. Tại đây, khi lượng nước tiểu đầy, tác động lên thành bàng quang, kích thích bàng quang co thắt, cảm giác buồn tiểu xảy ra, chúng ta sẽ phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua đường niệu đạo.
Ở điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu, sẽ phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu hay còn gọi là viêm đường tiết niệu.
Phân loại về bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau, về cơ bản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các cách sau:
1. Tình trạng viêm nhiễm
Viêm đường tiết niệu biến chứng hoặc không biến chứng, được xem là những viêm nhiễm có khả năng tái phát cao, lập lại nhiều lần.
Bệnh thường xảy ra ở những người có nhiều bất thường về hệ tiết niệu, rối loạn thần kinh bài tiết, đặt Catheter.
Với tình trạng bệnh này, thường được theo dõi và điều trị tại chỗ (bệnh viện, phòng khám chuyên khoa).
2. Vị trí phát sinh viêm nhiễm
Từ vị trí phát sinh viêm đường tiết niệu sẽ được xác định: Viêm đường tiết niệu trên và viêm đường tiết niệu dưới.
Với viêm đường tiết niệu trên, chủ yếu xảy ra ở Thận, bao gồm: Viêm Thận ngược chiều, Áp – xe Thận, viêm bể Thận cấp tính, viêm bể Thận mãn tính, Thận hư mủ.
Với viêm đường tiết niệu dưới, xảy ra ở những bộ phận khác, bao gồm: Viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn.
3. Mức độ tái phát của viêm nhiễm
Theo tính chất của từng tình trạng viêm nhiễm, sẽ được xác định: Viêm đường tiết niệu đơn lẻ, viêm đường tiết niệu tái phát hoặc tái phát nhiều lần, viêm đường tiết niệu tái diễn.
Bệnh lý viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Vì cấu trúc cơ quan sinh dục của nữ phức tạp, khó vệ sinh và giữ cho vùng kín được sạch sẽ.
Nguy hiểm từ bệnh viêm đường tiết niệu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm đường tiết niệu xảy ra không kèm theo những bất thường từ hệ niệu hoặc chủ mô thận. Về cơ bản, trong trường hợp này bệnh được xác định là lành tính và có thể chữa trị khỏi.
Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu phát sinh cùng với những tổn hại ở hệ tiết niệu trước đó, có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Với người bệnh là nữ giới
Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến những tổn thương về chủ mô thận, hoại tử nhú thận, tắc nghẽn hoặc suy thận.
Bệnh tiếp diễn trong thời gian dài, không được chữa trị và kiểm soát kịp thời, sẽ xảy ra tình trạng suy thận vĩnh viễn, có thể phải cắt bỏ thận. Ngoài ra, vi khuẩn dễ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, dẫn đến sốc nhiễm trùng và nguy cơ tử vong là rất cao.
Đặc biệt, ở những bệnh nhân đang mang thai, viêm đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,…
Với người bệnh là nam giới
Tình trạng viêm đường tiết niệu có khả năng gây ra các biến chứng, như: Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…hoặc làm tắc ống dẫn tinh, làm giảm sút số lượng tinh trùng được xuất ra khi hoạt động tình dục, tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh nam.
Độ tuổi và các nguyên nhân dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, độ tuổi, chế độ chăm sóc và điều kiện môi trường là những yếu tố quan trọng, dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu phát sinh. Cụ thể sẽ được tổng hợp như sau:
1. Trẻ sơ sinh & Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Đây là giai đoạn được xác định là ít xảy ra viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu các bé trai có những dị dạng về đường tiết niệu, một lượng nước tiểu sẽ bị ứ đọng, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Trong độ tuổi này, các bé trai có tỷ lệ bị viêm nhiễm cao hơn các bé gái.
2. Trẻ trong độ tuổi đi học
Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đi học khá cao. Do môi trường, nguồn nước, và ý thức vệ sinh ở trẻ còn thấp, không đảm bảo sạch sẽ – đúng cách, vi khuẩn tích tụ, phát triển và gây viêm nhiễm.
3. Người trưởng thành tới 65 tuổi
Trong nhóm tuổi này, nam giới có tỷ lệ bị viêm đường tiết niệu khá thấp. Một số trường hợp nam giới bị viêm đường tiết niệu thường phát sinh từ những tổn thương ở hệ tiết niệu do có can thiệp y tế trước đó, bệnh tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu.
Ngược lại, nữ giới bị viêm đường tiết niệu ở nhóm tuổi này khá phổ biến. Thông số thống kê, cho thấy có khoảng 10% người nữ bị nhiễm khuẩn tiết niệu ít nhất một lần trong đời sống. Các nguyên nhân là do cấu trúc niệu đạo của người nữ ngắn, vi khuẩn dễ xâm nhập hoặc do hoạt động tình dục, mang thai và sinh nở.
Ngoài ra, với người trưởng thành trên 65 tuổi, tỷ lệ viêm đường tiết niệu được xác định là tương đồng ở cả nam và nữ.
Các biểu hiện nhận biết về bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được điều trị dễ dàng và hiệu quả nếu người bệnh tiến hành thăm khám, chẩn đoán kịp thời khi nhận thấy những biểu hiện ban đầu về bệnh.
Một số triệu chứng lâm sàng viêm đường tiết niệu phổ biến như sau:
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ
Khi bị viêm đường tiết niệu, trẻ nhỏ sẽ chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, buồn nôn; trẻ sợ đi tiểu, tiểu bị đau, tiêu chảy và sốt cao,…
Bệnh viêm đường tiết niệu ở người lớn
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt xảy ra: Người bệnh có cảm giác khó chịu, nóng rát khi đi tiểu (tiểu buốt). Đồng thời, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu rất ít, vì đường tiết niệu bị viêm, sưng nên lượng nước tiểu không thể được đẩy hết ra ngoài (tiểu rắt).
Tình trạng nước tiểu đục, kèm máu: Nước tiểu của người bệnh viêm đường tiết niệu thường có mùi khai, đục. Bệnh ở giai đoạn nặng, các tổn thương sẽ gây xuất huyết niêm mạc, dẫn đến trong nước tiểu lẫn máu nên có màu nâu hoặc đỏ.
Thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều lần: Với người bị viêm đường tiết niệu, số lần buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn so với người bình thường. Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh không thể kiểm soát việc đi tiểu.
Và một số dấu hiệu toàn thân khác xảy ra: Tình trạng sốt cao, buồn nôn, rét run từng cơn, môi khô; cảm giác khó chịu ở vùng kín, đau lưng và hai bên hông.
Người bệnh cần lưu ý khi tình trạng sốt cao đi kèm với những biểu hiện nêu trên. Vì đây là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm đường tiết niệu đã trở nên nghiêm trọng. Hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời – đúng phương pháp.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Trong điều trị viêm đường tiết niệu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại kháng sinh đặc trị.
Với những dấu hiệu bệnh nhẹ, các khánh sinh đường uống sẽ được áp dụng trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày.
Với những dấu hiệu bệnh nặng, như: Triệu chứng viêm đường tiết niệu trên, nhiễm trùng huyết, người bệnh sốt cao, lạnh run. Đây là tình trạng cần được nhập viện để theo dõi và điều trị, kháng sinh đường tĩnh mạch sẽ được áp dụng.
Trường hợp, viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bệnh nhân có đường niệu dị dạng hoặc có đặt ống tiểu. Lúc này, các bác sĩ phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn, để tìm ra dạng kháng sinh chữa trị bệnh phù hợp.
Ngoài ra, ở một số trường hợp nhất định, các loại thuốc có tính sát trùng trên hệ tiết niệu cũng được kết hợp sử dụng cùng thuốc kháng sinh, nhằm mang lại hiệu quả kiểm soát và điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, các phương pháp can thiệp y tế, phẫu thuật cũng được áp dụng với những biến chứng, như: Áp – xe thận, thận mủ, sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc những tổn thương, dị tật ở hệ tiết niệu của người bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
Chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (2 – 2,5L), giúp chức năng bài tiết nước tiểu của Thận được dễ dàng, loại bỏ hiệu quả vi khuẩn ra ngoài, ngăn ngừa việc lây nhiễm ngược dòng có thể xảy ra;
Vệ sinh sạch sẽ – đúng cách cơ thể, đặc biệt là vùng kín hàng ngày; Với chị em cần chú trọng trong những ngày hành kinh;
Đối với những bệnh nhân đã từng hoặc đang bị sỏi tiết niệu, sỏi thận phải tiến hành thăm khám định kỳ để tầm soát viêm đường tiết niệu. Từ đó, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời – đúng cách;
Đặc biệt, cần điều trị đúng phác đồ, tuân thủ theo từng liệu trình để triệt để bệnh ngay từ ban đầu, tránh xảy ra tái nhiễm.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu, mong rằng quý bạn đọc sẽ có chế độ chăm sóc, phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi vướng mắc thêm về vấn đề này, hãy liên cùng các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Mọi chi tiết cần tư vấn hay đặt hẹn trước, Quý khách vui lòng liên hệ với Hà Đô theo 3 cách:
✡Cách 1.Gọi điện thoại đến đường dây nóng(028) 3832 9966 và 076 301 3666.
✡Cách 2. Trò chuyện trực tiếp cùng bác sĩ phòng khám – Số.35B, Đ.3/2, P.11, Q.10.HCM
✡Cách 3. Nếu không tiện, hãy để lại số điện thoại tại KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi lại ngay.