Hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì và cách chữa trị ra sao?

Tiểu buốt hay tiểu khó là triệu chứng đau đớn, nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này thường bắt đầu từ bàng quang, niệu nạo hoặc vùng đáy chậu. Hiện tượng tiểu buốt phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Có người sẽ hỏi: Hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì và cách chữa trị ra sao? Đây là vấn đề sẽ được phân tích trong phần nội dung sau.

Hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em đi tiểu bị buốt, có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý.

Trường hợp không do bệnh lý, như: Vệ sinh vùng kín không đúng cách; sử dụng rượu bia hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu; tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài…Hoặc đơn giản là dấu hiệu mang thai. Tất cả thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không gây nguy hại đến sức khỏe.

Để cải thiện hiện tượng tiểu buốt, người bệnh cần điều trình thói quen sinh hoạt; chú ý ngủ nghỉ, làm việc điều độ;…và không cần thiết phải điều trị.

Tuy nhiên, với hiện tượng tiểu buốt do bệnh lý thì người bệnh cần phải nhận biết sớm và khám chữa kịp thời. Từ đó, giúp hạn chế mức độ tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng.

Theo đó, hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì? Sẽ bao gồm:

1. Bệnh lậu

Nhiễm trùng lậu/bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, do khuẩn lậu gây ra. Bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, nhất là những đối tượng trong độ tuổi sinh sản, lối sống tình dục tự do, có nhiều bạn tình.

Sau nhiễm khuẩn lậu 3 – 5 ngày, chị em bắt đầu có các triệu chứng như: Tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, đôi khi có lẫn mủ máu; tiết nhiều khí hư, kèm mùi hôi tanh khó chịu.

Bệnh lậu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng đời sống của chị em. Nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ để lại nhiều di chứng và tổn thương đáng ngại.

2. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Giảm nồng độ nội tiết tố nữ sau mãn kinh cũng dễ gây viêm âm đạo.

Các loại viêm âm đạo phổ biến:

Nhiễm nấm: Thường do nấm men (Candida albicans) gây ra.

Trichomonasis: Thường lây truyền qua đường tình dục và do ký sinh trùng gây ra.

Nhiễm khuẩn âm đạo: Môi trường âm đạo mất cân bằng khiến các vi khuẩn sự phát triển quá mức gây nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng thường gặp, bao gồm: Khí hư thay đổi về số lượng, màu sắc và có mùi hôi; âm đạo bị ngứa, đau rát khi quan hệ; tiểu buốt, tiểu đau; có thể bị xuất huyết nhẹ.

3. Viêm bể thận

Viêm bể thận, là một dạng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Vi khuẩn xâm nhập từ bàng quang, niệu đạo vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.

Sau khi bị nhiễm trùng trong vòng hai ngày, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện, như: Sốt cao; đau bụng, lưng hoặc hai bên háng; đau buốt, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục; nước tiểu lẫn máu hoặc mủ, có mùi hôi tanh; buồn tiểu mãnh liệt, tiểu nhiều lần.

So với các nhiễm trùng tiết niệu khác, thì viêm đài bể thận thường ít gặp hơn, tuy nhiên lại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh dễ tái phát nhiều lần gây sẹo trong thận hoặc tổn thương thận vĩnh viễn. Đây là là tình trạng viêm thận mãn tính và có nguy cơ cao dẫn đến suy thận.

4. Viêm niệu đạo

Đây là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu do hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc do vi khuẩn có độc lục cao gây ra. Những thay đổi ở môi trường âm đạo liên quan đến nồng độ pH, Hormon nội tiết tố nữ…có thể gây nhiễm trùng tiểu.

Các triệu chứng bệnh: Niệu đạo bị ngứa và chảy dịch nhầy; đi tiểu thường xuyên, tiểu khó và tiểu buốt, nước tiểu nặng mùi; khí hư bất thường.

5. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang/nhiễm trùng bàng quang là tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang là do vi khuẩn gây ra. Nếu viêm nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng chuyển nặng và tái phát nhiều lần, người bệnh cần được áp dụng điều trị lâu dài.

Các triệu chứng bệnh: Đi tiểu thường xuyên; tiểu gấp, tiểu buốt và cảm giác nóng rát trong đường tiểu; nước tiểu đục, nặng mùi hoặc lẫn máu; đau ở vùng bụng dưới, có thể sốt nhẹ.

Những phương pháp điều trị hiệu quả chứng tiểu buốt ở giới

Sau quá trình thăm khám, xét nghiệm và siêu âm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì? Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp – hiệu quả.

1. Bệnh lậu

Ở giai đoạn đầu, lậu cấp tính. Bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa – dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc kháng sinh đặc trị khuẩn lậu.

Ở giai đoạn nặng, lậu mãn tính. Bệnh sẽ được điều trị bằng ngoại khoa – can thiệp. Phương pháp DHA được đánh giá là cách chữa bệnh lậu triệt để và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn khuẩn lậu, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn bệnh tái phát.

2. Viêm âm đạo

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây viêm âm đạo ở từng ca bệnh để đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp – đúng cách. Phần lớn, thuốc được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo được sử dụng qua đường uống hoặc tại chỗ.

Thuốc kháng sinh sẽ được áp dụng cho tình trạng nhiễm do Trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng nấm ở dạng viên nén, con nhộng hoặc kem bôi, thoa âm đạo sẽ được áp dụng nếu do nhiễm nấm men.

3. Viêm bể thận

Hầu hết, các ca bệnh đều được yêu cầu nhập viện và tham gia điều trị bằng kháng sinh, nhân viên y tế sẽ tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch. Khi các triệu chứng được cải thiện, bác sĩ có thể cho người bệnh chuyển qua sử dụng kháng sinh bằng thuốc đường uống, thời gian từ 2 – 4 tuần.

Với bệnh nhân đang mất nước, sẽ được dùng thêm thuốc giảm đau hoặc dịch truyền và chất điện giải.

Với viêm bể thận tái phát nhiều lần, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh liều thấp hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong trường hợp, nhiễm trùng do sỏi thận gây ra, bác sĩ sẽ thực hiện tán sỏi bằng laser, năng lượng sóng hoặc phẫu thuật.

4. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus. Các loại thuốc được áp dụng sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh. Người bệnh cần kiên trì, tuân theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5. Viêm bàng quang

Bệnh do nhiễm khuẩn: Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và loài vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Bệnh không do nhiễm khuẩn: Bác sĩ sẽ căn cứ theo từng tác nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, như: Dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào bàng quang; thực hiện phẫu thuật hoặc các liệu pháp vật lý khác…

Chế độ sinh hoạt khoa học cải thiện tình trạng tiểu buốt ở chị em

Chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh, tình dục chung thủy và an toàn; chế độ dinh dưỡng khoa học, loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống gây kích ứng bàng quang;

Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất gây nghiện hoặc kích thích khác; thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất béo; các sản phẩm từ cà chua, nhiều đường…dễ khiến bàng quang bị kích thích;

Áp dụng chế độ ăn ít muối trong thời điều trị. Để bàng quang hồi phục hiệu quả, chị em nên tránh các loại thực phẩm có tính axit cao.

Hiện tại, các bệnh lý liên quan đến hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới đang được điều trị hiệu quả tại Phòng khám TTYT Hà Đô (35B, Đ.3/2, P.11, Q.10, HCM) với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Không gian sạch đẹp, thoáng mát; phòng khám, tiểu phẫu, xét nghiệm vô trùng, tích hợp nhiều phương pháp chẩn đoán chính xác bằng hình ảnh (chụp MRI, chụp CT, siêu âm…) mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Hà Đô luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khám chữa, nhằm hạn chế tối thiểu sự cố và tác dụng không mong muốn. Người bệnh được tiếp đón, hướng dẫn và chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viên, Y – Bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm.

Phòng khám luôn làm việc từ 8h00 – 20h00, thứ hai đến chủ nhật, kể cả ngày Nghỉ sẽ phù hợp hơn cho những chị em bận rộn. Bên cạnh đó, dịch vụ đặt hẹn Online 24/24 và nhận mã số khám trước cũng là cầu nối hiệu quả cho những bệnh nhân ở xa.

Các khoản chi phí khám chữa tại Hà Đô luôn được niêm yết công khai và xuất hóa đơn chi tiết theo quy định về luật khám chữa bệnh của . Thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của chị em sẽ được phòng khám lưu trữ và bảo mật.

Nếu còn chia sẻ khác hoặc chưa hiểu rõ về hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì? Hãy liên hệ sớm đề được các bác sĩ của Hà Đô giải đáp qua cổng [Tư Vấn Online] hoặc Hotline: (028) 38 32 9966 và 076 30 13 666.

Mọi chi tiết cần tư vấn hay đặt hẹn trước, Quý khách vui lòng liên hệ với Hà Đô theo 3 cách:

Cách 1.Gọi điện thoại đến đường dây nóng(028) 3832 9966 076 301 3666.

Cách 2. Trò chuyện trực tiếp cùng bác sĩ phòng khám – Số.35B, Đ.3/2, P.11, Q.10.HCM

Cách 3. Nếu không tiện, hãy để lại số điện thoại tại KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi lại ngay.

popup-chat2

Tư vấn

Gọi điện

Đặt hẹn

decoding the hype shark tank blue gummies for ed explored blue cbd gummies for erectile dysfunction a cool approach to treating ed nature boost gummies for ed reviews boosting natures role in erectile dysfunction treatment the bulls eye el toro gummies innovative formula for ed little blue gummies cbd for erectile dysfunction a tiny solution with big results pushing boundaries science cbd gummies 300mg for targeted ed relief the comprehensive guide to cbd gummies for ed benefits and insights green otter cbd gummies for ed reviews diving deep into user experiences a comprehensive approach using cbd gummies for ed treatment